Mô tả HMS_Dreadnought_(1906)

Hình 3 chiều HMS Dreadnought vào năm 1911, sau khi bổ sung pháo QF 12 pounder

Tổng quan

Dreadnought lớn hơn đáng kể so với hai chiếc thuộc lớp Lord Nelson vốn cũng đang được chế tạo đồng thời. Nó có chiều dài chung 527 foot (160,6 m), mạn thuyền rộng 82 foot 1 inch (25,0 m) và độ sâu của mớn nước là 29 foot 7,5 inch (9,0 m) khi đầy tải. Nó có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn là 18.120 tấn Anh (18.410 t), và lên đến 20.730 tấn Anh (21.060 t) khi đầy tải, nặng hơn gần so với những chiếc trước đó.[18] Nó có chiều cao khuynh tâm 5,6 foot (1,7 m) khi đầy tải và một đáy kép toàn bộ.[19]

Động lực

Dreadnought là thiết giáp hạm đầu tiên sử dụng turbine hơi nước thay cho động cơ hơi nước chuyển động qua lại loại cũ kiểu ba buồng bành trướng đặt dọc. Nó có hai cặp turbine Parsons dẫn động trực tiếp, mỗi bộ được đặt trong một phòng động cơ riêng biệt và dẫn động hai trục chân vịt. Các trục phía ngoài được nối với turbine áp lực cao và phía sau, trong khi turbine áp lực thấp được nối với các trục phía trong. Một turbine chạy đường trường cũng được nối với trục chân vịt phía trong, cho dù chúng không được thường sử dụng và sau cùng được tháo rời.[20] Các chân vịt ba cánh có đường kính 8 foot 10 inch (2,69 m). Hơi nước được cung cấp cho turbine bởi 18 nồi hơi ống nước Babcock and Wilcox, bố trí trong ba phòng nồi hơi, làm việc ở áp suất tối đa 250 psi (1.724 kPa). Các turbine được thiết kế để tạo ra tổng công suất 23.000 mã lực càng (17.000 kW), nhưng đạt đến gần 27.018 shp (20.147 kW) khi chạy thử máy vào tháng 10 năm 1906. Dreadnought được thiết kế để có tốc độ 21 hải lý một giờ (38,9 km/h; 24,2 mph), nhưng đã đạt đến 21,6 hải lý một giờ (40,0 km/h; 24,9 mph) khi chạy thử máy.[21]

Dreadnought mang theo 2.868 tấn Anh (2.914 t) than cùng bổ sung thêm 1.120 tấn Anh (1.140 t) dầu đốt để phun trên than nhằm làm tăng tốc độ cháy. Ở trữ lượng nhiên liệu tối đa, nó có thể đi được 6.620 hải lý (12.260 km; 7.620 mi) với tốc độ đường trường 10 hải lý một giờ (19 km/h; 12 mph).[22]

Vũ khí

Tháp pháo nòng đôi 12-inch Mk X. Hai pháo hạng hai QF 12-pounder để phòng thủ chống tàu phóng lôi được đặt trên nóc tháp pháo.

Dreadnought được trang bị mười khẩu pháo BL 12-inch/45-cailbre Mark X trên năm tháp pháo nòng đôi. Ba tháp pháo được bố trí theo cách truyền thống trên trục dọc con tàu, gồm tháp pháo "A" phía trước, và hai tháp pháo "X" và "Y" phía sau vốn được phân cách bởi một tháp điều khiển ngư lôi đặt trên một cột ăn-ten ba chân ngắn. Hai tháp pháo cánh "P" và "Q" được bố trí hai bên mạn trái và mạn phải tương ứng ngang phần cấu trúc thượng tầng phía trước. Dreadnought có thể bắn toàn bộ qua mạn tám nòng pháo từ góc 60° phía trước cho đến 50° phía sau. Ngoài giới hạn này, nó có thể bắn sáu pháo ra phía sau và bốn pháo ra phía trước. Ở một góc 1° so với mạn tàu, nó có thể bắn sáu pháo ra phía trước hoặc phía sau, nhưng chớp lửa đầu nòng sẽ gây hư hại cho cấu trúc thượng tầng.[23]

Các khẩu pháo ban đầu có thể hạ tối đa đến góc −3° và nâng tối đa đến góc +13,5°, cho dù trong Thế Chiến I các tháp pháo được cải biến để có thể nâng cho đến góc +16°. Chúng bắn ra đạn pháo nặng 850 pound (390 kg) với lưu tốc đầu đạn 2.725 ft/s (831 m/s); cho phép có tầm xa tối đa 16.450 yd (15.040 m) ở góc nâng +13,5° với đạn pháo xuyên thép (AP) 2chr. Ở góc nâng +16°, tầm xa tối đa được mở rộng lên 20.435 yd (18.686 m) sử dụng đạn pháo 4chr AP có kiểu dáng khí động tốt hơn nhưng hơi nặng hơn. Tốc độ bắn của các khẩu pháo này là một đến hai phát mỗi phút.[24] Con tàu mang theo 80 quả đạn cho mỗi khẩu pháo.[18]

Pháo hạng hai QF 12-pounder trên tháp pháo "X", lưu ý vòm quan sát trên nóc tháp pháo.

Dàn pháo hạng hai bao gồm 27 khẩu QF 12-pounder 18 cwt Mark I[Note 3] 50-calibre 3 inch (76 mm) đặt trên cấu trúc thượng tầng và trên nóc các tháp pháo chính. Khẩu pháo có thể hạ tối đa đến góc −10° và nâng tối đa đến góc +20°. Chúng bắn ra đạn pháo nặng 12,5 pound (5,7 kg) với lưu tốc đầu đạn 2.600 ft/s (790 m/s); cho phép có tầm xa tối đa 9.300 yd (8.500 m). Tốc độ bắn là 15 phát mỗi phút.[25] Con tàu mang theo 300 quả đạn pháo cho mỗi khẩu pháo.[18]

Kế hoạch ban đầu dự định tháo dỡ tám khẩu pháo này trên sàn trước và sàn sau, giữ chúng trên gối đệm trên sàn tàu vào ban ngày để tránh không bị hư hại bởi chớp lửa đầu nòng của dàn pháo chính. Tuy nhiên, các thử nghiệm tác xạ vào tháng 12 năm 1906 cho thấy công việc này khó khăn hơn mong đợi, và hai khẩu pháo bên mạn trái của sàn trước cùng pháo phía ngoài mạn phải trên sàn sau được chuyển đến nóc tháp pháo, mỗi tháp pháo hai khẩu. Các khẩu pháo còn lại trên sàn trước và khẩu pháo phía ngoài mạn trái trên sàn sau được tháo dỡ vào cuối năm 1907, làm giảm số lượng pháo kiểu này xuống còn 24 khẩu. Trong đợt tái trang bị vào tháng 4-tháng 5 năm 1915, hai khẩu trên nóc tháp pháo "A" được bố trí lại về vị trí ban đầu bên mạn phải sàn sau. Một năm sau, hai khẩu phía cuối cấu trúc thượng tầng được tháo dỡ, giảm số lượng pháo xuống còn 22 khẩu. Hai khẩu ở sàn sau được cải biến đặt trên một bệ Mark IV*C góc cao cho nhiệm vụ phòng không và hai khẩu ngang với tháp chỉ huy được tháo dỡ vào năm 1917.[26]

Một cặp pháo phòng không QF 6 pounder Hotchkiss trên bệ góc cao được bổ sung ở sàn sau vào năm 1915.[26] Chúng có thể hạ tối đa đến góc 8° và nâng tối đa đến 60°. Các khẩu pháo này bắn ra đạn pháo nặng 6 pound (2,7 kg) với lưu tốc đầu đạn 1.765 ft/s (538 m/s) và một tốc độ bắn 20 phát mỗi phút. Chúng có trần bắn tối đa 10.000 ft (3.000 m), nhưng tầm bắn hiệu quả chỉ có 1.200 thước Anh (1.100 m).[27] Chúng được thay thế bằng một cặp pháo QF 3-inch 20 cwt trên bệ góc cao Mark II vào năm 1916. Kiểu vũ khí này có thể hạ tối đa đến 10° và nâng tối đa đến góc 90°. Chúng bắn ra đạn pháo nặng 12,5 pound (5,7 kg) với lưu tốc đầu đạn 2.500 ft/s (760 m/s) và một tốc độ bắn 12 đến 14 phát mỗi phút. Chúng có trần bắn hiệu quả 23.500 ft (7.200 m).[28]

Dreadnought mang năm ống phóng ngư lôi 18 in (460 mm) trong ba ngăn, mỗi ngăn có hai ống bên mạn tàu, ngoại trừ ngăn phía đuôi chỉ có một ống. Phòng ngư lôi phía trước được bố trí trước hầm đạn tháp pháo "A", trong khi phòng ngư lôi phía sau được bố trí sau hầm đạn tháp pháo "Y". Ngăn ngư lôi phía đuôi tàu được chia sẻ với hộp số bẻ lái. Con tàu mang theo 23 ngư lôi Whitehead Mark III, không tính đến sáu ngư lôi 14 inch (356 mm) được mang theo trên các tàu gác hơi nước của nó.[23]

Kiểm soát hỏa lực

Chỗ ở cho thủy thủ đoàn

Theo thông lệ Hải quân Hoàng gia, sĩ quan thường được bố trí phía đuôi tàu, nhưng Dreadnought đã đảo ngược cách sắp xếp này, để sĩ quan ở gần vị trí hoạt động hơn. Điều này lại gây khó chịu cho sĩ quan vì giờ đây họ ngủ gần các phòng động cơ phụ ồn ào, trong khi các turbine mới phía đuôi tàu lại êm hơn so với các tàu hơi nước trước đây. Kiểu bố trí này kéo dài cho đến tận lớp thiết giáp hạm King George V vào năm 1910.[23]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: HMS_Dreadnought_(1906) http://www.friesian.com/dreadnot.htm http://www.maritimequest.com/warship_directory/gre... http://www.museumofhoaxes.com/hoax/archive/permali... http://www.navweaps.com/Weapons/WNBR_12-45_mk10.ht... http://www.navweaps.com/Weapons/WNBR_3-45_mk1.htm http://www.navweaps.com/Weapons/WNBR_3-50_mk1.htm http://www.navweaps.com/Weapons/WNBR_6pounder_m1.h... http://www.history.navy.mil/photos/sh-fornv/uk/uks... http://www.booknotes.org/Watch/24896-1/Robert+Mass... http://dreadnoughtproject.org/tfs/index.php/H.M.S....